Ảnh hưởng Đôi dép (bài thơ)

Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của Màu tím hoa sim của Hữu Loan, với Núi đôi của Vũ Cao, với Quê hương của Giang Nam...[6]. Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009.[7]

Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỷ đồng tiền tác quyền.[8]

Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đôi dép (bài thơ) http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-... http://www.youtube.com/watch?v=Kc5rLFT5pOg http://www.youtube.com/watch?v=U3UQPqvw1bQ http://dantri.com.vn/blog/doi-dep-524467.htm http://dantri.com.vn/su-kien/tac-gia-doi-dep-anh-l... http://dantri.com.vn/van-hoa/nhieu-bai-tho-viet-tr... http://www.nguoiduatin.vn/phut-trai-long-hiem-hoi-... http://tuoitre.vn/tin/ao-trang/20070930/da-gap-tac... http://tuoitre.vn/tin/tin-tuc/20070831/nhung-cuoc-... http://www.vanhoadoisong.vn/news/index.php?&strurl...